Khoa học công nghệ

Từ năm 2004, dự án “Hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt đoạn từ Vinh đến Sài Gòn, tuyến đường sắt Thống Nhất, giai đoạn 1” đã được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải chủ trương thực hiện và ra quyết định đầu tư và giao cho Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư với mục tiêu:

  • Loại bỏ tình trạng lạc hậu yếu kém của hệ thống thông tin tín hiệu hiện có, góp phần đưa hệ thống kết cấu hạ tầng vào cấp kỹ thuật nhằm thực hiện chương trình nâng cao tốc độ chạy tàu, rút ngắn hành trình, bảo đảm an toàn chạy tầu, hạ giá thành vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của ngành Đường sắt, phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa ngày càng cao.
  • Kết hợp với các dự án khác bước đầu thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa Ngành GTVT đường sắt, sẵn sàng tham gia hội nhập khu vực và thế giới.
  • Tiếp nối với dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đoạn Hà Nội - Vinh bằng nguồn vốn ODA của Pháp đang triển khai để hình thành một hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt hoàn chỉnh trên tuyến ĐSTN.
  • Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân tiếp cận kỹ thuật mới và thực hiện chuyển giao công nghệ.

Xe buýt nhanh (BRT) được định nghĩa là một hệ thống vận chuyển công cộng mang lại hiệu quả về chi phí có khả năng chuyên chở hành khách an toàn và năng lực vận chuyển lớn. Hệ thống này là hệ thống vận tải công cộng rất tốt đặc biệt là cho các nước đang phát triển hiện đang thiếu vốn đầu tư vào các hệ thống đường sắt đô thị – một hệ thống được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Mục đích của hệ thống BRT là tạo ra độ an toàn, tính tiện nghi cao, phương tiện vận chuyển đạt được tốc độ cao như dịch vụ vận tải đường sắt nhưng vẫn duy trì được những đặc điểm nổi bật của xe buýt thông thường bao gồm mức giá thấp và khả năng hoạt động linh hoạt. Một hệ thống BRT cơ bản gồm có các trạm điều khiển, phương tiện vận chuyển, các loại hình dịch vụ, loại đường lưu thông, cấu trúc lộ trình, quá trình kiểm soát vé.

Xe buýt nhanh BRT lần đầu xuất hiện tại thành phố Curitiba, Brazil vào năm 1974. Và cho đến nay, BRT đã được xây dựng và triển khai thành công tại hơn 130 thành phố của hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới như : Jakarta (Indonesia), Quảng Châu, Bắc Kinh, Côn Minh, … (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Bangkok (Thái Lan), Colombia, Brazil, Mỹ, Mexico, Hà Lan, Paris (Pháp), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ),

1. Mục tiêu đầu t­ư xây dựng