Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mã ngành: 52.52.02.16
Chuyên ngành : Thông tin tín hiệu
Mã chuyên ngành: 52.52.02.16.04
Loại hình đào tạo: Chính quy
Bộ môn phụ trách: Tín hiệu Giao thông
Chương trình đào tạo chuyên ngành Thông tin Tín hiệu nhằm tạo ra các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có tri thức và kỹ năng về thiết kế, khai thác, sửa chữa các hệ thống tín hiệu đường sắt. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư có thể đảm nhiệm các công việc thiết kế hệ thống, chế tạo thiết bị, vận hành, khai thác các hệ thống điều khiển chạy tàu, hệ thống liên khóa, hệ thống tập trung điều độ trong Đường sắt Quốc gia, Đường sắt đô thị, Đường sắt cao tốc, … hoặc nghiên cứu, giảng dạy trong các viện, trường. Các kỹ sư sau khi ra trường cũng có điều kiện học tiếp các chương trình đào tạo sau đại học để nhận các học vị Thạc sỹ, Tiến sỹ ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu áp dụng chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo và các chương trình giảng dạy bậc đại học của các nước tiên tiến. Chương trình cho phép các sinh viên đạt được khi tốt nghiệp:
a. Kiến thức
Có kiến thức về Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có hiểu biết về Pháp luật Việt nam và kiến thức Khoa học xã hội và Nhân văn.
Có kiến thức về thể dục thể thao để tự rèn luyện sức khỏe, có hiểu biết về an ninh quốc phòng.
Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
Có kiến thức cơ sở ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Thông tin Tín hiệu đường sắt, cụ thể: các cơ sở lý thuyết và phương pháp thiết kế các hệ thống điều khiển chạy tàu tự động, liên khóa vi xử lý, tập trung điều độ, các công nghệ điện tử, thông tin tiên tiến phục vụ thiết kế, chế tạo, khai thác các hệ thống Thông tin Tín hiệu đường sắt.
Có trình độ tin học cao để khai thác, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành và tự xây dựng các chương trình điều khiển.
Có kiến thức về thể dục thể thao để tự rèn luyện sức khỏe, có hiểu biết về an ninh quốc phòng.
Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông, cụ thể: có khả năng tham gia xây dựng dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt vận hành, và sửa chữa các thiết bị viễn thông và thông tin liên lạc như tổng đài, máy thu phát sóng, ….
Có trình độ tin học để khai thác, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành.
Có khả năng ngoại ngữ, phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống & tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, và làm việc hiệu quả theo nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế.
Có khả năng học tập tiếp tục ở bậc sau đại học trong ngành Điện tử - Viễn thông tương ứng với các chuyên ngành đào tạo.
Có khả năng học tập tiếp tục ở bậc sau đại học trong ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
b. Kỹ năng
Có kỹ năng phân tích một vấn đề, nhận diện và xác định các yêu cầu tính toán phù hợp, từ đó thiết kế, thực hiện và đánh giá một hệ thống, một quá trình, một thành phần, hoặc một chương trình để đáp ứng các nhu cầu mong muốn. Cụ thể như sau:
Có kỹ năng thiết kế các hệ thống, thiết bị thông tin tín hiệu trong đường sắt;
Có kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế mạch điện tử, lập trình cho các thiết bị điện tử, vi xử lý, tự động hoá;
Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm chuyên ngành.
Có kỹ năng phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm và hệ thống thiết kế.
Có kỹ năng viết báo cáo khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.
Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
Có kỹ năng làm việc theo nhóm, viết báo cáo khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.
Có kỹ năng vận hành, khai thác, các hệ thống liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
c. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời; khả năng làm việc độc lập và hoạt động hiệu quả trong nhóm.
Có phương pháp làm việc khoa học, khả năng xây dựng các phương pháp luận và tư duy mới trong khoa học thiết kế.
d. Khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
Các Tổng công ty, Công ty liên doanh, cơ sở hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Điều khiển – Tự động hóa và Điện tử - Viễn thông.
Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện.
Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thông tin Tín hiệu.
PHẦN 1: KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA NGÀNH
TT |
Tên học phần/môn học |
Số TC |
Ghi chú |
1 |
Giải tích F1, F2 |
6 |
|
2 |
Đại số tuyến tính |
3 |
|
3 |
Toán kỹ thuật |
3 |
|
4 |
Vật lý điện từ |
4 |
|
5 |
Kỹ thuật đại cương |
2 |
|
6 |
Hình họa vẽ kỹ thuật |
2 |
|
7 |
Ngoại ngữ F1, F2 |
6 |
|
8 |
Kỹ thuật lập trình C |
2 |
|
9 |
Kỹ năng mềm |
2 |
|
10 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin F1, F2 |
5 |
|
11 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
|
12 |
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
3 |
|
13 |
Giáo dục quốc phòng |
8 |
|
14 |
Giáo dục thể chất F1, F2, F3, F4, F5 |
5 |
|
|
Tổng số |
53 |
|
TT |
Tên học phần/môn học |
Số TC |
Ghi chú |
|
Cơ sở ngành |
|
|
1 |
Lý thuyết mạch điện (BTL) |
4 |
|
2 |
Tín hiệu và hệ thống |
2 |
|
3 |
Kỹ thuật điện tử tương tự (BTL) |
3 |
|
4 |
Kỹ thuật điện tử số |
2 |
|
5 |
Lập trình hướng đối tượng |
3 |
|
6 |
Kỹ thuật đo lường |
2 |
|
7 |
Thực tập điện tử |
2 |
|
8 |
Hệ thống điều khiển tuyến tính |
3 |
|
9 |
Kỹ thuật vi xử lý |
3 |
|
10 |
TKMH Kỹ thuật vi xử lý |
1 |
|
11 |
Mạng máy tính và truyền thông (BTL) |
3 |
|
12 |
Điện tử công suất |
3 |
|
13 |
Máy điện và khí cụ điện |
3 |
|
14 |
Điều khiển Logic-PLC (BTL) |
3 |
|
15 |
Truyền động điện |
3 |
|
16 |
Thực tập cơ sở ngành |
2 |
|
|
Chuyên môn ngành |
|
|
17 |
Hệ thống đo lường điều khiển |
3 |
|
18 |
Điều khiển quá trình |
3 |
|
19 |
Độ tin cậy và an toàn |
2 |
|
20 |
Thường thức điều khiển giao thông |
3 |
|
PHẦN 2: KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH: 52 Tín chỉ
TT |
Tên học phần/môn học |
Số TC |
Ghi chú |
|
Cơ sở chuyên ngành |
|
|
1 |
Cơ sở tự động và điều khiển từ xa (BTL) |
3 |
|
2 |
Lý thuyết trường điện từ, anten và truyền sóng |
3 |
|
3 |
Cơ sở thông tin số (BTL) |
2 |
|
4 |
Kỹ thuật chuyển mạch |
2 |
|
5 |
Nguồn điện hệ thống điều khiển giao thông (BTL) |
2 |
|
|
Chuyên môn chuyên ngành |
|
|
6 |
Hệ thống tín hiệu khu gian F1 (BTL) |
2 |
|
7 |
Hệ thống tín hiệu khu gian F2 (BTL) |
2 |
|
8 |
Hệ thống tín hiệu ga F1 (BTL) |
2 |
|
9 |
Hệ thống tín hiệu ga F2 |
2 |
|
10 |
TKMH Hệ thống tín hiệu ga F2 |
1 |
|
11 |
Hệ thống tập trung điều độ (BTL) |
3 |
|
12 |
Kỹ thuật thông tin quang (BTL) |
3 |
|
13 |
Mạng thông tin đường sắt (BTL) |
3 |
|
14 |
(Tự chọn 3 trong 10 học phần) |
6 |
|
15 |
Hệ thống điều khiển đường sắt đô thị (BTL) |
|
|
16 |
Tín hiệu đường sắt cao tốc |
|
|
|
Chuyên đề mới (BTL) |
|
|
|
Phương pháp lập và thực hiện dự án tín hiệu (BTL) |
|
|
|
Giao thông thông minh đường sắt (BTL) |
|
|
|
Hệ thống tín hiệu đường bộ (BTL) |
|
|
|
Hệ thống GSM-R (BTL) |
|
|
|
Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp (BTL) |
|
|
|
Xây dựng dự án phát triển mạng thông tin (BTL) |
|
|
18 |
Kỹ thuật thông tin vệ tinh (BTL) |
|
|
19 |
Thực tập thông tin |
1 |
|
20 |
Thực tập tín hiệu |
1 |
|
21 |
Thực tập tốt nghiệp |
4 |
|
22 |
Đồ án tốt nghiệp |
10 |
|