Tin tức sự kiện

Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa đào tạo về điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hóa các quá trình sản xuất. Ngành bao gồm chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Giao thông và chuyên ngành Tự động hóa điều khiển. Các môn học điển hình cho ngành này là: Lý thuyết điều khiển tự động, kỹ thuật đo lường trong công nghiệp, kỹ thuật hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển dùng PLC và máy tính, kỹ thuật Robot, hệ thống SCADA và hệ thống thị giác v.v.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực như: giao thông, dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng lượng.

Tối 19/9/2015, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tổ chức trọng thể Lễ khai giảng Khóa 56 đại học hệ chính qui.

     Tham dự Lễ khai giảng có PGS.TS Trần Đắc Sử, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; lãnh đạo các Khoa, Viện, phòng ban chức năng, các tổ chức Đoàn thể trong Trường cùng đông đảo tân sinh viên K56. Về phía khách mời có ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án 2, Trưởng ban điều hành Quỹ khuyến học truyền thống sinh viên GTVT Việt Nam; ông Nguyễn Công Binh, Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội thuộc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.

Đèn giao thông (còn được gọi tên khác là đèn tín hiệu giao thông, đèn điều khiển giao thông, hay đèn xanh đèn đỏ) là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại). Đây là một thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Nó được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển. Đèn giao thông có thể hoạt động hoàn toàn tự động hoặc cảnh sát giao thông điều khiển.

“Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”

Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính đến nay (28.8.1945), Ngành GTVT Việt Nam đã trải qua hơn 65 năm tồn tại và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước với nhiều thời kỳ sôi nổi, hào hùng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác GTVT trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này. Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành của mình, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động Ngành GTVT Việt Nam đã luôn theo lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Hiện nay, Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport System - ITS) đã được ứng dụng triển khai ở nhiều nước tiến tiến trên thế giới và khu vực với nhiều ứng dụng tiện ích chủ yếu như:Tổ chức mạng lưới thông tin giữa các trung tâm điều hành giao thông; Thông tin điều hành và kiểm soát giao thông trên đường; Thu phí không dừng (ETC); Kiểm soát xe tải trọng nặng; Thông tin về tắc nghẽn và sự cố; Thông tin về thời tiết và tình trạng mặt đường; Thông tin về thời gian đi lại; Hỗ trợ thông tin về xe Bus; Cung cấp thông tin về nơi đỗ xe và thu phí điểm đỗ xe.

Các trạm thu phí là một trong những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn giao thông. Đó là lý do việc thu phí điện tử được chú trọng trong phát triển ITS. Chính phủ Nhật bản quan tâm đến phát triển các hệ thống mà các công ty đường bộ công cộng cần sử dụng đến. Khi các dịch vụ thu phí điện tử ETC (Electronic Toll Collection) bắt đầu được tiến hành ở Nhật, có ba mục tiêu chính mà chính phủ cần đạt được đó là: Giảm tắc nghẽn giao thông gần các trạm thu phí, hỗ trợ cho lái xe bằng việc loại bỏ sử dụng tiền mặt, và giảm chi phí quản lý.

Một hệ thống ETC phải xử lý được các hệ thống thu phí phức tạp với số lượng phí khác nhau tùy theo từng loại xe và tùy theo khoảng cách đi lại. Hơn nữa, thiết bị gắn trong xe cần sử dụng được với nhiều mức phí khác nhau do các cơ quan quản lý quy định.

Áp dụng công nghệ RFID theo tiêu chuẩn ISO/IEC 18000-6C cho hệ thống thu phí điện tử không dừng ETC là xu hướng phát triển chung của giao thông vận tải thế giới. Công nghệ này sẽ góp phần làm giảm phiền toái của việc ùn tắc tại các trạm thu phí giao thông do phải mua vé, soát vé…

 Hãng Panasonic và Công ty CP Biển Bạc – Hanel Group sẽ triển khai các dự án G2G (dự án hợp tác song phương giữa 2 chính phủ Việt Nam - Nhật Bản) về quản lý ô nhiễm môi trường, cảnh báo và giảm thiểu thiên tai cũng như giám sát giao thông bằng hình ảnh.

Thành công của việc thí điểm Dự án Xây dựng hệ thống giám sát giao thông bằng hình ảnh trên tuyến quốc lộ 1A trong hai tháng qua đã mở đường cho các Camera làm thay công việc của cảnh sát.

Theo trung tướng Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C26) đã phối hợp với tập đoàn Hải Châu lắp đặt các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến Hà Nội – Ninh Bình, quốc lộ 1A.

Ngày 10-9-2012, Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Trung ương Đoàn… đã phát động cuộc thi “Giao thông thông minh” trên internet dành cho đối tượng là học sinh tiểu học và THCS trên toàn quốc. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Qua một năm học vừa thi vừa học tập kiến thức giao thông qua cuộc thi này chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội bồi dưỡng kiến thức giúp học sinh hiểu sâu hơn về an toàn giao thông.

Các trang