BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 33 /2012/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2012 |
Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về Đường ngang.
Điều 48. Phương tiện, thiết bị và người gác đường ngang
1. Đường ngang phải được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị theo quy định.
2. Đối với đường ngang có người gác phải bố trí người gác thường trực liên tục suốt ngày đêm theo chế độ ban, kíp.
Điều 49. Trách nhiệm về tổ chức phòng vệ đường ngang
1. Người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang công cộng, đường ngang nội bộ.
2. Tổ chức, cá nhân có đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang chuyên dùng.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang đô thị.
4. Các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này có trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang phù hợp với cấp đường ngang tương ứng.
5. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn về tổ chức phòng vệ đường ngang.
Nơi nhận: - Như Điều 60; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; - Các Sở Giao thông vận tải; - Công báo; - Cổng TTĐTCP, Website Bộ GTVT; - Báo GTVT, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, KCHT. |
BỘ TRƯỞNG
(đã ký)
Đinh La Thăng
|
3.3 Lưu lượng xe thiết kế
3.3.1 Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai là năm thứ 20 sau khi đưa đường vào sử dụng đối với các cấp I và II; năm thứ 15 đối với các cấp III và IV; năm thứ 10 đối với các cấp V, cấp VI và các đường thiết kế nâng cấp, cải tạo.
3.3.2 Hệ số quy đổi từ xe các loại về xe con theo Bảng 2
Bảng 2 - Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con
Địa hình | Loại xe | |||||
Xe đạp | Xe máy | Xe con | Xe tải có 2 trục và xe buýt dưới 25 chỗ | Xe tải có từ 3 trục trở lên và xe buýt lớn | Xe kéo moóc, xe buýt kéo moóc | |
Đồng bằng và đồi | 0,2 | 0,3 | 1,0 | 2,0 | 2,5 | 4,0 |
Núi | 0,2 | 0,3 | 1,0 | 2,5 | 3,0 | 5,0 |
Chú thích: - Việc phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi, sườn núi như sau: đồng bằng và đồi ≤ 30%; núi > 30%. - Đường tách riêng xe thô sơ thì không quy đổi xe đạp. |
3.3.3 Các loại lưu lượng xe thiết kế:
3.3.3.1. Lưu lượng xe thiết kế trung bình ngày đêm trong năm tương lai (viết tắt Ntbnđ) có thứ nguyên xcqđ/nđ (xe con quy đổi/ngày đêm).
Lưu lượng này có thể áp dụng khi chọn cấp thiết kế của đường và tính toán nhiều yếu tố khác.
3.3.3.2. Lưu lượng xe thiết kế giờ cao điểm trong năm tương lai viết tắt là Ngcđ có thứ nguyên xcqđ/h (xe con quy đổi/giờ).
Lưu lượng này có thể chọn và bố trí số làn xe, dự báo chất lượng dòng xe, tổ chức giao thông ...
Ngcđ có thể tính bằng cách:
- Khi có thống kê, suy từ Ntbnđ bằng các hệ số không đều theo thời gian;
- Khi có đủ thống kê lượng xe giờ trong 1 năm, lấy lưu lượng giờ cao điểm thứ 30 của năm thống kê;
- Khi không có nghiên cứu đặc biệt, có thể áp dụng Ngcđ = (0,10 ÷ 0,12) Ntbnđ
3.4 Cấp thiết kế của đường
3.4.1 Phân cấp thiết kế là bộ khung các quy cách kỹ thuật của đường nhằm đạt tới:
- Yêu cầu về giao thông đúng với chức năng của con đường trong mạng lưới giao thông;
- Yêu cầu về lưu lượng xe thiết kế cần thông qua (chỉ tiêu này được mở rộng vì có những trường hợp, đường có chức năng quan trọng nhưng lượng xe không nhiều hoặc tạm thời không nhiều xe);
- Căn cứ vào địa hình, mỗi cấp thiết kế lại có các yêu cầu riêng về các tiêu chuẩn để có mức đầu tư hợp lý và mang lại hiệu quả tốt về kinh tế.
3.4.2 Việc phân cấp kỹ thuật dựa trên chức năng và lưu lượng thiết kế của tuyến đường trong mạng lưới đường và được quy định theo Bảng 3.
Bảng 3 - Phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng và lưu lượng thiết kế
Cấp thiết kế của đường | Lưu lượng xe thiết kế (xcqđ/nđ) | Chức năng của đường |
Cao tốc | > 25.000 | Đường trục chính, phù hợp theo TCVN 5729 : 1997 |
Cấp I | > 15.000 |
Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước. Quốc lộ. |
Cấp II | > 6.000 |
Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước. Quốc lộ. |
Cấp III | > 3.000 |
Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước, của địa phương. Quốc lộ hay đường tỉnh. |
Cấp IV | > 500 |
Đường nối các trung tâm của địa phương, các điểm lập hàng, các khu dân cư. Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện. |
Cấp V | > 200 | Đường phục vụ giao thông địa phương. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã. |
Cấp VI | < 200 | Đường huyện, đường xã. |
*) Trị số lưu lượng này chỉ để tham khảo. Chọn cấp hạng đường nên căn cứ vào chức năng của đường và theo địa hình. |
3.4.3. Các đoạn tuyến phải có một chiều dài tối thiểu thống nhất theo một cấp. Chiều dài tối thiểu này đối với đường từ cấp IV trở xuống là 5 km, với cấp khác là 10 km.
3.5. Tốc độ thiết kế (VTK)
3.5.1. Tốc độ thiết kế là tốc độ được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đường trong trường hợp khó khăn. Tốc độ này khác với tốc độ cho phép lưu hành trên đường do cơ quan quản lý đường qui định. Tốc độ lưu hành cho phép phụ thuộc tình trạng thực tế của đường (khí hậu, thời tiết, tình tạng đường, điều kiện giao thông, ...).
3.5.2. Tốc độ thiết kế các cấp đường dựa theo điều kiện địa hình, được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Tốc độ thiết kế của các cấp đường
Cấp thiết kế | I | II | III | IV | V | VI | ||||
Địa hình | Đồng bằng | Đồng bằng | Đồng bằng | Núi | Đồng bằng | Núi | Đồng bằng | Núi | Đồng bằng | Núi |
Tốc độ thiết kế, VTK, Km/h |
120 | 100 | 80 | 60 | 60 | 40 | 40 | 30 | 30 | 20 |
Chú thích: Việc phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi, sườn núi như sau: đồng bằng và đồi ≤ 30%; núi > 30%. |
11.4. Chỗ giao cùng mức với đường sắt
11.4.1. Chỗ giao của đường ô tô với đường sắt phải bố trí ngoài phạm vi ga, đường dồn tàu, cửa hầm đường sắt, ghi cổ họng, các cột tín hiệu vào ga. Góc giao tốt nhất là giao góc vuông. Trường hợp đặc biệt cũng không được giao dưới 450.
11.4.2. Không nên bố trí chỗ giao cùng mức giữa đường ô tô và đường sắt trong các trường hợp sau:
- Đường ô tô có Vtk /80 km/h giao với đường sắt;
- Đường ô tô có Vtk < 80 km/h giao với đường sắt có tốc độ cao (120 km/h) nhất là khi không đảm bảo tầm nhìn.
11.4.3 Ở những chỗ giao cùng mức giữa đường ô tô với đường sắt (nơi không bố trí barie chắn tàu hoặc không có người gác giữ) phải đảm bảo tầm nhìn để người lái xe ô tô quan sát thấy tầu hoả. Cụ thể là phải đảm bảo phạm vi không có chướng ngại vật cản trở tầm nhìn như ở Hình 6, Bảng 34.
Bảng 34 - Khoảng cách dỡ bỏ chướng ngại dọc theo đường sắt kẻ từ chỗ giao nhau
Tốc độ chạy tàu cao nhất (có thể) của đoạn đường sắt trên đoạn có nút giao km/h | 120 | 100 | 80 | 60 | 40 |
Khoảng cách dọc theo đường sắt, m | 400 | 340 | 270 | 200 | 140 |
(*) Khi địa hình thực tế bị hạn chế, có thể bố trí trên đường ôtô, cách mép ray ngoài cùng 5 m "Vạch dừng xe" và cắm biển báo "dừng lại" theo 22TCN-237-01. Khoảng cách tia nhìn dọc theo đường ôtô phải đảm bảo 5 m và dọc theo đường sắt đảm bảo theo quy định trong Bảng 34.
Bảng 10 - Tầm nhìn tối thiểu khi chạy xe trên đường
Cấp thiết kế của đường | I | II | III | IV | V | VI | ||||
Tốc độ thiết kế, VTK, Km/h | 120 | 100 | 80 | 60 | 60 | 40 | 40 | 30 | 30 | 20 |
Tầm nhìn hãm xe (S1), m | 210 | 150 | 100 | 75 | 75 | 40 | 40 | 30 | 30 | 20 |
Điều 29. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm
29.1 Biển báo nguy hiểm gồm có 47 kiểu biển, được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 247 với tên các biển như sau:
29.2 Ý nghĩa sử dụng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục C.
Điều 30. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
30.1 Biển báo nguy hiểm có hình dạng tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên phía trên, trừ biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống phía dưới;
30.2 Kích thước biển tỷ lệ thuận với tốc độ thiết kế; nền biển màu vàng nhạt, xung quanh viền đỏ rộng 5cm (tương ứng với biển có kích thước hệ số 1), trừ biển số 247 có kích thước bằng 0,6 lần kích thước biển hệ số 1; hình vẽ trong biển nếu không có chú dẫn đặc biệt thì là màu đen;
Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 15.
Điều 31. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
31.1 Biển báo nguy hiểm được đặt cách nơi định báo một khoảng cách tuỳ thuộc vào tốc độ trung bình của xe ôtô trong phạm vi 10km tại vùng đặt biển; trường hợp không tính toán để xác định khoảng cách được thì theo bảng quy định dưới đây :
Bảng 4 – Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo
Tốc độ trung bình của xe trong khoảng 10km ở vùng đặt biển | Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo |
- Dưới 20km/h - Từ 20km/h đến dưới 35km/h - Từ 35km/h đến dưới 50km/h - Từ 50km/h trở lên |
- Dưới 50m - Từ 50m đến dưới 100m - Từ 100m đến dưới 150m - Từ 150m đến 250m |
31.2 Khoảng cách từ biển đến nơi định báo phải thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn nhưng phải có thêm biển số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu";
Biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển số 502.
Điều 46. Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường
46.1 Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe;
46.2 Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;
46.3 Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
Điều 47. Phân loại vạch kẻ đường
47.1 Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng;
47.2 Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;
47.3 Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch trắng và vạch đen.
Điều 48. Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường
Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường được quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H.
Điều 49. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này.
Điều 50. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề đường các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.
Điều 51. Hình dạng và kích thước cọc tiêu
Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, cạnh 15cm; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70cm tại phân giác. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang.
Điều 53. Kỹ thuật cắm cọc tiêu
53.1 Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và phải cách mép phần xe chạy tối thiểu 0,5m;
53.2 Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường;
53.3 Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc, nhưng không lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường;
53.4 Nếu ở vị trí theo quy định phải cắm cọc tiêu đã có tường xây hoặc rào chắn bê tông cao trên 0,40m thì không phải cắm cọc tiêu;
53.5 Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu;
53.6 Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở Khoản 53.2 thuộc Điều này, thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.
53.7 Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong:
53.7.1 Khoảng cách giữa hai cọc tiêu (S) trên đường thẳng là S= 10m;
53.7.2 Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong:
a) Nếu đường cong có bán kính R=10m đến 30m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S= 3m;
b) Nếu đường cong có bán kính R: 30mhụ lục Cc) Nếu đường cong có bán kính R> 100m thì S = 8m¸10m;
d) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu và tiếp cuối có thể bố trí rộng hơn 3m so với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường cong.
53.7.3 Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc (cong đứng)
a) Nếu đường dốc ³ 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5m;
b) Nếu đường dốc < 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10m.
(Không áp dụng đối với đầu cầu cầu và đầu cống)
53.7.4 Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
4.20 Tên các bộ phận chủ yếu của con đường được chỉ dẫn ở hình cắt ngang kèm theo (Hình 1 và 2):
Bảng 1 – Các bộ phận chủ yếu của đường
Số ký hiệu | Tên bộ phận | Số ký hiệu | Tên bộ phận |
1 | Phần xe chạy | 8 | Dấu hiệu mép phần xe chạy |
2 | Lề đường | 9 | Đỉnh mui luyện |
3 | Mái taluy nền đường | 10 | Dải phân cách giữa |
4 | Hành lang an toàn đường bộ |
11 |
Dải đất dọc hai bên đường bộ, dành cho quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ |
5 | Nền đường | 12 | Dấu hiệu phân làn |
6 | Tim đường | 13 | Phần lề đường gia cố |
7 | Vai đường | 14 | Rãnh dọc |
C.10 Biển số 210 " Giao nhau với đường sắt có rào chắn".
a) Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông; phải đặt biển số 210 "Giao nhau với đường sắt có rào chắn".
c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:
- Chiều cao hình vẽ 18cm
- Chiều rộng hình vẽ 21cm
C.11 Biển số 211a "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn" và Biển số 211b "Giao nhau với đường tàu điện"
a) Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông phải đặt biển số 211a "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn".
b) Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau, như cầu đi chung cũng phải cũng phải đặt một trong hai biển số 210 hoặc 211a cho phù hợp với thực tế có hay không có rào chắn.
c) Nơi đặt biển số 211a, phải đặt thêm biển số 242(a,b) "Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ" đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10m.
d) Để chỉ nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện, phải đặt biển số 211b "Giao nhau với đường tàu điện". Chỉ cần thiết phải đặt biển này khi đường tàu điện không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời.
e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:
- Biển số 211a:
- Biển số 211b:
C.42 Biển số 242(a,b) "Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ"
a) Để bổ sung cho biển số 211 "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn", phải đặt biển số 242(a,b) để chỉ chỗ đường sắt giao vuông góc đường bộ. Biển đặt trên đường bộ cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10m.
Nếu tại chỗ giao nhau đường sắt chỉ có một đường cắt ngang đường bộ thì đặt biển số 242a.
Nếu tại chỗ giao nhau đường sắt có từ hai đường cắt ngang đường bộ thì đặt biển số 242b.
b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:
- Biển số 242a:
- Biển số 242b:
- Bề rộng nét vẽ màu trắng 6cm
C.43 Biển báo số 243 (a,b,c) "Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ "
a) Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn phải đặt biển số 243 "Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ ". Biển được đặt ở phía dưới biển số 211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn ”. Báo hiệu đường sắt giao cắt không vuông góc với đường bộ gồm có 3 biển: Biển số 243a đặt ở nơi cách ray ngoài cùng nơi giao đường sắt 50m biển số 243b và biển số 243c đặt cách ray ngoài cùng nơi giao đường sắt 100m và 150m.
b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:
- Chiều cao: 80cm
- Chiều rộng: 45cm
- Nét vạch đỏ: 12cm
- Nét vạch trắng: 6cm
- Góc nghiêng của của vạch: 30°
- Khoảng cách từ đáy biển đến mặt đường: 100cm
G.1 Quy định chung
a) Vạch tín hiệu giao thông trên đường gồm các loại vạch kẻ ngang hoặc dọc trên mặt đường, mũi tên, chữ viết hoặc hình vẽ trên mặt đường và những ký hiệu theo chiều đứng thể hiện ở cọc tiêu hoặc hàng rào hộ lan, lan can, hàng vỉa, nhằm hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông. Tác dụng của vạch tín hiệu là cung cấp thông tin hướng dẫn giao thông. Vạch tín hiệu được phối hợp sử dụng với biển báo hiệu hoặc sử dụng độc lập.
b) Đối với đường khai thác với tốc độ cao, đường cấp 1, cấp 2 và các đường có tốc độ thiết kế > 60km/h, vạch tín hiệu trên đường phải bằng vật liệu phản quang. Còn đối với các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính, yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang hoặc không phản quang.
G.3 Vạch cấm
e) Vạch dừng xe:
Báo vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho đi tiếp. Vạch được vẽ ở các nơi đường giao nhau có sử dụng tín hiệu điều khiển giao thông, nơi sắp giao nhau với đường sắt đồng mức hoặc sắp sửa vào làn chờ rẽ trái. Vạch dừng xe là vạch liền màu trắng. Ở các nút giao thông xe chạy hai chiều thì vạch dừng xe được nối liền với vạch giữa của đường. Ở các nút giao thông xe chạy một chiều thì chiều dài của vạch phải dài hết chiều rộng mặt đường. Chiều rộng của vạch dừng xe căn cứ vào cấp đường, lưu lượng xe, tốc độ chạy xe, nên chọn dùng trong khoảng 20, 30, 40cm. Vạch dừng nên đặt ở vị trí mà lái xe dễ nhìn thấy nhất và nên đặt trùng với đường kéo dài của bó vỉa trục đường chính. Nếu tại nút có bố trí vạch đi bộ cắt qua đường thì vạch dừng xe nên cách vạch cho người đi bộ qua đường 1,5–3,0m, xem Vạch số 38, Vạch số 39.
G.4 Vạch cảnh báo
d) Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt:
- Dùng để báo cho người tham gia giao thông biết phía trước có chỗ giao nhau với đường sắt, nhắc người điều khiển phương tiện thận trọng. Cụm vạch này chỉ dùng ở chỗ không có người gác chắn đường sắt, nét vạch và chữ kẻ qui định như sau:
e) Vạch báo giảm tốc:
- Để báo cho người điều khiển phương tiện biết phía trước cần phải giảm tốc độ, vạch được vẽ ở quãng đường trước khi đến trạm thu phí hoặc ở cửa các ngả đường ra hoặc ở nơi bắt buộc giảm tốc độ, vạch dùng sơn phản quang màu trắng, căn cứ vào vị trí khác nhau, có thể dùng một, hai hay nhiều vạch nét đứt kẻ vuông góc với hướng xe chạy. Xem Vạch số 66.
- Vạch giảm tốc phải đặt theo nguyên tắc sau: Phải làm sao cho phương tiện có thời gian đi qua khoảng cách các vạch để tới chỗ thu phí hoặc nơi cần giảm tốc tương đối đều nhau, có lợi cho việc giảm dần tốc độ (khoảng 1,8m/s).
- Vạch giảm tốc ở trạm thu phí: Vạch giảm tốc độ đầu tiên cách đường tim ngang của cổng trạm thu phí 50m, những vạch còn lại vẽ theo bảng 1. Nếu chiều dài L của đoạn cần bố trí vạch giảm tốc phải sử dụng tới vạch giảm tốc số 11, 12, thì khoảng cách tiếp theo sẽ là 32m, và số lần lặp lại vạch là 3 lần. Xem Vạch số 67.
CHÚ DẪN:
1 - Vạch giảm tốc số 1 6 - Vạch giảm tốc số 6
2 - Vạch giảm tốc số 2 7 - Vạch giảm tốc số 7
3 - Vạch giảm tốc số 3 8 - Vạch giảm tốc số 8
4 - Vạch giảm tốc số 4 9 - Vạch giảm tốc số 9
5 - Vạch giảm tốc số 5 10 - Vạch giảm tốc số 10
Bảng H1. Khoảng cách vạch giảm tốc
Vạch giảm tốc | Vạch 1 | Vạch 2 | Vạch 3 | Vạch 4 | Vạch 5 | Vạch 6 | Vạch 7 | Vạch 8 | Vạch 9 | Vạch 10 | Vạch 11 |
Khoảng cách,m | L1=5 | L2=9 | L3= 13 | L4= 17 | L5= 20 | L6= 23 | L7= 26 | L8= 28 | L9= 30 | L10= 32 | L11= 32 |
Số lần lặp lại các vạch | 1 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
H.2 Ý nghĩa sử dụng các vạch nằm ngang
m) Vạch số 1.12. Vạch "Dừng lại" chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, người điều khiển hoặc nơi không có tín hiệu giao thông để quan sát, được dùng kèm theo biển số 122 "STOP", khi thấy an toàn mới được đi hoặc. Vạch này kẻ ngang qua toàn bộ chiều rộng mặt đường của một chiều xe chạy. Vạch "Dừng lại" được áp dụng ở:
- Nơi giao nhau không có chỉ huy, vạch "Dừng lại" được kết hợp với biển số 122 “Dừng lại”.
- Nơi giao nhau có người điều khiển giao thông hoặc tín hiệu đèn.
- Trường hợp không có biển số 122 “Dừng lại” hoặc không có đèn hoặc người điều khiển thì vạch 1.12 không có hiệu lực.
- Tại đường ngang có người gác:
Sơ đồ đèn báo hiệu trên đường bộ có người gác
1. Móng Bêtông; 3. Thân cột; 5. Cơ cấu biểu thị; 7. Hộp chuông; |
2. Đế cột; 4. Biển "Đèn đỏ dừng lại"; 6. Biển số 242a, 242b; |
Ghi chú: Nếu lắp hai cơ cấu tín hiệu trên cùng một cột (để xoay về hai hướng của đường bộ dẫn vào đường ngang) thì độ cao của cột là 3,6 m.
- Tại đường ngang cảnh báo tự động:
Sơ đồ đèn báo hiệu trên đường bộ có cảnh báo tự động
1. Móng Bêtông; 3. Thân cột; 5. Cơ cấu biểu thị; 7. Hộp chuông; 9. Côliê; |
2. Đế cột; 4. Biển phụ; 6. Biển số 242a, 242b; 8. Chóp cột; |
1. Chắn phải được thiết kế cụ thể về kiểu loại tuỳ theo địa hình khu vực đường ngang hoặc yêu cầu hay đề nghị của chủ đầu tư được người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chắn phải bắt đầu đóng từ phía bên phải đường bộ theo hướng vào đường ngang.
3. Khi đóng chắn, phải chắn hết mặt đường bộ, liền sát với hàng rào cố định, cách ray ngoài cùng trở ra ít nhất 6 m. Xà chắn phải cao hơn mặt đường bộ từ 1 m đến 1,2 m.
4. Khi chiều rộng mặt đường bộ từ 6 m trở lên và khi điều kiện trật tự giao thông cho phép hoặc khi sử dụng chắn tự động, được dùng loại chắn đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ. Phần đường bộ còn lại không có chắn phải rộng ít nhất 3 m và ở bên trái của xe vào đường ngang.
5. Khi chắn làm bằng kiểu cần chắn, có thể làm trơn hoặc treo các lá sắt hoặc lưới sắt.
6. Khi mở chắn, không một bộ phận nào của chắn được phạm vào mặt đường bộ. Nếu chắn làm bằng kiểu cần chắn, trừ chắn tự động, đều phải có bộ phận chốt hãm.
7. Xà chắn phải sơn vạch trắng đỏ xen kẽ, rộng 300 mm chiếu nghiêng 450 về bên phải theo hướng đường bộ nhìn vào đường ngang. Đầu mút xà chắn có vạch đỏ thẳng đứng rộng 300 mm.
8. Nếu chắn làm bằng kiểu cần chắn: cột, trụ cần chắn sơn vạch trắng đỏ xen kẽ rộng 200 mm, thẳng góc với tim cột, trụ.
9. Trên xà ngang của chắn phải có đèn một mặt phát ánh sáng màu đỏ về phía đường bộ khi chắn đóng. Nếu sử dụng đèn điện thì cách 2-3 m đặt một đèn, nếu đèn dầu thì chỉ cần một đèn treo giữa chắn vào ban đêm hoặc ban ngày khi thời tiết xấu làm giảm tầm nhìn.
10. Khi sử dụng chắn đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ thì phải có đèn ở đầu mút chắn phát ánh sáng màu đỏ về phía đường bộ vào đường ngang và màu trắng về phía đường sắt khi chắn đóng.
1. Khi khẩn cấp có tàu tới gần, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải nhanh chóng đi về phía có tàu làm tín hiệu cho tàu đỗ lại: ban ngày dùng cờ đỏ hoặc vải đỏ mở, ban đêm dùng đèn đỏ, hướng về phía đoàn tàu tới. Nếu không có cờ đỏ, vải đỏ hoặc ánh đèn màu đỏ, thì ban ngày hai tay nắm lại hoặc cầm bất cứ vật gì quay vòng tròn hướng về phía tàu; ban đêm dùng đèn (bất cứ màu gì, trừ màu lục) hoặc ánh lửa, quay vòng tròn hướng về phía tàu.
2. Khi không biết chắc chắn có tàu sắp tới và nếu ngoài người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, có đủ hai người thì mỗi người đi về một phía đường sắt, nếu chỉ có một người thì người đó đi về phía có tầm nhìn xấu hơn hoặc có độ dốc xuống phía đường ngang, đến chỗ cách đường ngang từ 500 m đến 800 m, đứng về phía tay phải, cách ray ngoài cùng ra 2 m, quay lưng về phía đường ngang để sẵn sàng làm tín hiệu cho tàu đỗ lại như quy định tại mục 1 nêu trên.
Nếu đường ngang ở gần ga, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể cử người về ga báo, sau khi đã bố trí phòng vệ như trên.
3. Nếu chỉ có một mình, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải dùng hai cọc gỗ hoặc tre (cấm dùng cọc bằng kim loại hoặc bằng vật liệu gì cứng khác), có buộc áo hoặc bằng mảnh vải (ban ngày) và đèn hoặc mồi lửa (ban đêm), cắm giữa lòng đường sắt, cách đường ngang ít nhất 500 m, cao trên mặt ray ít nhất 1m để làm tín hiệu phòng vệ báo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt ngừng lại.
Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp trên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải tích cực và nhanh chóng tìm cách đưa xe hoặc hàng hoá ra khỏi đường sắt. Khi đã đưa các chướng ngại ra cách ray ngoài cùng 2,2 m và sau khi xem xét lại đường sắt không có trở ngại và hư hỏng, bảo đảm không có bộ phận nào của xe hoặc hàng hoá có thể rơi, đổ vào phạm vi an toàn của đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải lập tức bỏ tín hiệu phòng vệ do mình đã đặt, sau đó tiếp tục đưa các chướng ngại ra xa đường sắt.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ THOẢ THUẬN LẬP ĐƯỜNG NGANG
...............................
Số ...../......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày ..... tháng .... năm .....
|
Kính gửi : (1) ................................................
Tên tổ chức, cá nhân: (2) .............................................................................
Địa chỉ: (3) ............................................................................................
Điện thoại: (4) ...................................... FAX số ................................
- Căn cứ vào dự án (Tên dự án ........) đã được phê duyệt theo Quyết định số ....................
Sau khi nghiên cứu “Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”, đề nghị (1)............................... cho phép chúng tôi được lập (hoặc nâng cấp, cải tạo) một đường ngang thời hạn (5) .............. mục đích để (6) ................
1. Địa điểm (7) : ...................................................................................
2. Mật độ người, xe dự tính qua đường ngang trong một ngày đêm (8).
3. Vị trí giao cắt:
a. Đường sắt:
- Cấp đường sắt ...................
- Mặt bằng đường sắt (9) .........................
- Trắc dọc đường sắt (10) .........................
- Nền đường sắt (11) ...............................
b. Đường bộ:
- Cấp đường bộ (12) ..........................
- Mặt bằng đường bộ(13) ............................
- Trắc dọc đường bộ (14) ............................
- Nền đường bộ (15) ..................................
- Góc giao cắt (16) ...................................
4. Tầm nhìn:
- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (lái xe) (17) ....
- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Lái tàu) (18) ...
5. Khoảng cách tới đường ngang gần nhất (19) ........
- Phía gốc lý trình ............
- Phía đối diện ...............
6. Biện pháp phòng vệ đề nghị: (Có gác, CBTĐ, Biển báo) ................
- Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu, sửa chữa đường ngang và trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại vị trí đó ..............
- Dự kiến cấp đường ngang ..............
- Biện pháp bảo đảm an toàn ...............
Ý kiến của cơ quan quản lý đường bộ địa phương (20) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Thủ trưởng tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị lập đường ngang (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Ý kiến của cơ quan quản lý đường sắt sở tại (21)
(Có văn bản thoả thuận theo mẫu kèm theo)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1): Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 52 của Thông tư này.
(2): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thoả thuận lập đường ngang.
(3): Địa chỉ tổ chức, cá nhân đề nghị thoả thuận lập đường ngang: xã hoặc phường, huyện hoặc quận, tỉnh, thành phố.
(4): Số điện thoại và số FAX của tổ chức, cá nhân đề nghị thoả thuận lập đường ngang.
(5): Lâu dài hay tạm thời, nếu tạm thời ghi rõ thời hạn sử dụng là từ ngày ....... tháng ..... năm ..... đến ngày ...... tháng ...... năm .......
(6): Mục đích lập đường ngang để phục vụ gì ?
(7), (8): Bổ sung thêm những điểm chưa có hoặc cần nói rõ thêm trong thoả thuận.
(9): Đường sắt thẳng hay cong (R ?, hướng rẽ).
(10): Độ dốc (‰) đường sắt, hướng dốc lên hay xuống tính theo lý trình tiến.
(11): Chiều rộng nền đường sắt, đắp, đào hoặc không đào đắp, độ cao đắp hoặc đào.
(12): Cấp đường bộ theo quy định trong “Tiêu chuẩn: TCVN 4054 : 2005 về đường ôtô và 22 TCN 210-92 về đường giao thông nông thôn”.
(13): Chiều dài đoạn thẳng của đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía? Đoạn tiếp theo?
(14): Độ dốc (%) đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía, dốc lên hay xuống kể từ đường ngang ra.
(15): Chiều rộng nền đường bộ, mặt đường bộ, mặt lát? nền đắp hay đào? độ cao?
(16): Góc giao cắt tính đến (độ)?
(17): Tầm nhìn lái xe phụ thuộc cấp đường bộ, theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005, nêu rõ đứng ở từng bên đường ngang nhìn về hai phía đường sắt.
(18): Người lái tàu có thể nhìn thấy đường ngang từ điểm cách xa đường ngang bao nhiêu mét về phía góc lý trình và phía đối diện.
(19): Nếu có cầu, hầm, ghi, ga gần đó thì nêu khoảng cách từ đường ngang tới đó và ở về phía gốc lý trình hay đối diện.
(20): Đường bộ liên thôn phải có ý kiến của Phòng giao thông huyện: đường bộ liên huyện, liên tỉnh phải có ý kiến của Sở Giao thông vận tải; đường quốc lộ phải có ý kiến của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam.
(21): Nếu đường ngang giao cắt với đường sắt Quốc gia thì phải có ý kiến của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Nếu đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt chuyên dùng (không do ngành đường sắt quản lý) phải có ý kiến của Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng.
Sơ đồ đường ngang có người gác
1. Biển kéo còi; 2. Cột tín hiệu ngăn đường; 3. Nhà gác đường ngang;
4. Đèn báo hiệu đường bộ và biển số 242a,b; 5. Biển 210; 6. Cọc tiêu;
7. Hàng rào; 8. Chắn đường bộ; 9. Vạch dừng.
Sơ đồ đường ngang không tổ chức phòng vệ
1. Biển kéo còi; 2. Biển 211; 3. Biển 242a,b; 4. Cọc tiêu
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ LẬP ĐƯỜNG NGANG ............................... Số ...../......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày ..... tháng .... năm .....
|
Kính gửi: (1) ....................................................
Tên tổ chức, cá nhân: (2) ...........................................................................
Địa chỉ: (3) ..........................................................................................
Điện thoại: (4) .........................................FAX số...............................
Sau khi nghiên cứu Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”, đề nghị (1)...................... cho phép chúng tôi được lập (hoặc nâng cấp, cải tạo) một đường ngang thời hạn (5) .............. để (6) ................
Đường ngang thuộc tuyến đường sắt (7) ............ tại km ......... + ......... (lý trình đường sắt); giao cắt với tuyến đường bộ (8) ..............., cấp (9) ..........., tại km ......... + ........... (lý trình đường bộ).
Nền đường bộ rộng (10) ......... m, mặt đường bộ rộng (11) .......... m, lát bằng ................
Chúng tôi xin chịu toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu, sửa chữa, tổ chức phòng vệ (nếu có); đặt đầy đủ thiết bị hướng dẫn giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại vị trí này./.
Thủ trưởng tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị lập đường ngang (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN
(1): Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 52 của Thông tư này.
(2): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị lập đường ngang.
(3): Địa chỉ của tổ chức, cá nhân đề nghị lập đường ngang: xã hoặc phường, huyện hoặc quận, tỉnh, thành phố ...
(4): Số điện thoại và số FAX của tổ chức, cá nhân đề nghị lập đường ngang.
(5): Lâu dài hay tạm thời, nếu tạm thời ghi rõ thời hạn sử dụng là từ ngày ..... tháng ......... đến ngày ........ tháng ......... năm ..........
(6): Mục đích lập đường ngang để phục vụ gì ?
(7): Tên tuyến đường sắt, ví dụ Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh.
(8): Tên tuyến đường bộ, ví dụ Quốc lộ số ..... tỉnh lộ số ...... liên huyện nối huyện với ....
(9): Cấp đường bộ theo quy định trong “Tiêu chuẩn: TCVN 4054 : 2005 về đường ôtô và 22 TCN 210-92 về đường giao thông nông thôn”.
Nếu có cột Km thì ghi theo cột Km, nếu không có thì ghi cách điểm đầu hoặc cuối đường bộ đó.
(10): Tính từ vai đường bên này sang vai đường bên kia.
(11): Chiều rộng phần xe chạy.
(12): Đường bộ liên thôn phải có ý kiến của Phòng giao thông huyện: đường bộ liên huyện, liên tỉnh phải có ý kiến của Sở Giao thông vận tải; đường quốc lộ phải có ý kiến của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam.
(13): Nếu đường ngang giao cắt với đường sắt quốc gia thì phải có ý kiến của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Nếu đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt chuyên dùng (không do ngành đường sắt quản lý) phải có ý kiến của Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng.
CTyQLĐS (hoặc sở GTVT......) Số ................... ----------------------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày ....... tháng ...... năm ..........
|
Kính gửi: (1) .............................................
Căn cứ :
- Luật Đường sắt của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”;
Theo đơn .........(2) đường ngang số ......... ngày .......... của ........(3).
Công ty QLĐS ......... (hoặc Sở GTVT ......) đã đến xem xét tại chỗ, tình hình khu vực đề nghị lập đường ngang như sau:
1. Địa điểm (4) : ...............................................................................
2. Mật độ tàu, xe dự tính qua đường ngang trong một ngày đêm (5).
3. Vị trí giao cắt:
- Mặt bằng đường sắt (6) .........................
- Trắc dọc đường sắt (7) .........................
- Nền đường sắt (8) ...............................
- Mặt bằng đường bộ (9) ............................
- Trắc dọc đường bộ (10) ............................
- Nền đường bộ (11) ..................................
- Góc giao cắt (12) ...................................
4. Tầm nhìn:
- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (lái xe) (13) ......
- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Lái tàu) (14) ...
5. Khoảng cách tới đường ngang gần nhất (15) ........
- Phía gốc lý trình ............
- Phía đối diện ...............
6. Những điểm cần lưu ý khác (16) ..................................................
7. Ý kiến của Công ty QLĐS .......... (Hoặc Sở GTVT ......)
- Đối chiếu với những quy định trong Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”: ..............
- Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu, sửa chữa đường ngang và trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại vị trí đó ..............
- Dự kiến cấp đường ngang ..............
- Biện pháp bảo đảm an toàn ...............
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ TRÌNH
(1): Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 52 của Thông tư này.
(2): Đề nghị lập mới hay nâng cấp, cải tạo.
(3): Tên tổ chức hoặc cá nhân đề nghị lập đường ngang.
(4), (5): Bổ sung thêm những điểm chưa có hoặc cần nói rõ thêm trong đơn.
(6): Đường sắt thẳng hay cong (R?, hướng rẽ).
(7): Độ dốc (‰) đường sắt, hướng dốc lên hay xuống tính theo lý trình tiến.
(8): Chiều rộng nền đường sắt, đắp, đào hoặc không đào đắp, độ cao đắp hoặc đào.
(9): Chiều dài đoạn thẳng của đường bộ từ đường ngang ra mối phía? đoạn tiếp theo?
(10): Độ dốc (%) đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía, dốc lên hay xuống kể từ đường ngang ra.
(11): Chiều rộng nền đường bộ, mặt đường bộ, mặt lát? nền đắp hay đào? độ cao?
(12): Góc giao cắt tính đến (độ)?
(13): Tầm nhìn lái xe phụ thuộc cấp đường bộ, theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005, nêu rõ đứng ở từng bên đường ngang nhìn về hai phía đường sắt.
(14): Người lái tàu có thể nhìn thấy đường ngang từ điểm cách xa đường ngang bao nhiêu mét về phía góc lý trình và phía đối diện.
(15): Nếu có cầu, hầm, ghi, ga gần đó thì nêu khoảng cách từ đường ngang tới đó và ở về phía gốc lý trình hay đối diện.
(16): Bổ sung thêm những nhận xét khác ngoài những điểm trên. Ước tính kinh phí để giải quyết tầm nhìn cần phải đào, phát, chặt cây, giải phóng mặt bằng ....
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ LẬP ĐƯỜNG NGANG ............................... Số ...../......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày ..... tháng .... năm .....
|
Kính gửi: (1) ....................................................
Tên tổ chức, cá nhân: (2) ...........................................................................
Địa chỉ: (3) ..........................................................................................
Điện thoại: (4) .........................................FAX số .............................
Sau khi nghiên cứu Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”, đề nghị (1)........................ cho phép chúng tôi được lập một đường ngang thời hạn (5) .............. để (6) ................
Đường ngang thuộc tuyến đường sắt (7) ........... tại km .......+.......... (lý trình đường sắt); giao cắt với tuyến đường bộ (8) ..........., cấp (9) ........, tại km.......+ ....... (lý trình đường bộ).
Vị trí đường ngang vi phạm (10) ....
Lý do xây dựng đường ngang (11) .....
Nền đường bộ rộng (12) ......... m, mặt đường bộ rộng (13) .......... m, lát bằng ................
Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (14) ....
Chúng tôi xin chịu toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu, sửa chữa, tổ chức phòng vệ (nếu có); đặt đầy đủ thiết bị hướng dẫn giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại vị trí này./.
Thủ trưởng tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị lập đường ngang (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN
(Trong trường hợp đặc biệt)
(1): Cơ quan có thẩm quyền quy theo định tại Điều 52 của Thông tư này.
(2): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị lập đường ngang.
(3): Địa chỉ của tổ chức, cá nhân đề nghị lập đường ngang: xã hoặc phường, huyện hoặc quận, tỉnh, thành phố ...
(4): Số điện thoại và số FAX của tổ chức, cá nhân đề nghị lập đường ngang.
(5): Lâu dài hay tạm thời, nếu tạm thời ghi rõ thời hạn sử dụng là từ ngày..... tháng ...... đến ngày ........ tháng ...... năm ..........
(6): Mục đích lập đường ngang để phục vụ gì ?
(7): Tên tuyến đường sắt, ví dụ Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh.
(8): Tên tuyến đường bộ, ví dụ quốc lộ số ..... tỉnh lộ số ...... liên huyện nối huyện với ....
(9): Cấp đường bộ theo quy định trong “Tiêu chuẩn: TCVN 4054 : 2005 về đường ôtô và 22 TCN 210-92 về đường giao thông nông thôn”.
Nếu có cột km thì ghi theo cột km, nếu không có thì ghi cách điểm đầu hoặc cuối đường bộ đó.
(10): Nói rõ vị trí dự kiến xây dựng đường ngang vi phạm điều .., khoản .. trong Thông tư này.
(11): Nêu lý do cần thiết phải xây dựng đường ngang tại vị trí này (tức là phải giao cắt bằng).
(12): Tính từ vai đường bên này sang vai đường bên kia.
(13): Chiều rộng phần xe chạy.
(14): Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho đường ngang này.
(15): Đường bộ liên thôn phải có ý kiến của Phòng giao thông huyện: đường bộ liên huyện, liên tỉnh phải có ý kiến của Sở Giao thông vận tải; đường quốc lộ phải có ý kiến của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam.
(16): Nếu đường ngang giao cắt với đường sắt quốc gia thì phải có ý kiến của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Nếu đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt chuyên dùng (không do ngành đường sắt quản lý) phải có ý kiến của Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng.
CTyQLĐS (hoặc sở GTVT......) Số ................... ----------------------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày ....... tháng ...... năm ..........
|
Kính gửi:.............................................(1)
Căn cứ :
- Luật Đường sắt của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”;
Theo đơn .........(2) đường ngang số.........ngày ..........của ........(3).
Công ty QLĐS .........(hoặc Sở GTVT ......) đã đến xem xét tại chỗ, tình hình khu vực đề nghị lập đường ngang như sau:
1. Địa điểm (4) : ...............................................................................
2. Mật độ tàu, xe dự tính qua đường ngang trong một ngày đêm (5).
3. Vị trí giao cắt:
- Mặt bằng đường sắt (6) .........................
- Trắc dọc đường sắt (7) .........................
- Nền đường sắt (8) ...............................
- Mặt bằng đường bộ( 9) ............................
- Trắc dọc đường bộ (10) ............................
- Nền đường bộ (11) ..................................
- Góc giao cắt (12) ...................................
4. Tầm nhìn:
- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (lái xe) (13) .....
- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Lái tàu) (14) ...
5. Khoảng cách tới đường ngang gần nhất (15) ........
- Phía gốc lý trình ............
- Phía đối diện ...............
6. Vị trí đường ngang vi phạm (16) ................
7. Lý do xây dựng đường ngang (17) ...................
8. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (18) .....................
9. Những điểm cần lưu ý khác (19): ..........................
10. Ý kiến của Công ty QLĐS ..........(Hoặc Sở GTVT ......)
- Đối chiếu với những quy định trong Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”: ..............
- Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu, sửa chữa đường ngang và trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại vị trí đó ..............
- Dự kiến cấp đường ngang ..............
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ TRÌNH
(1): Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 52 của Thông tư này.
(2): Đề nghị lập mới hay nâng cấp, cải tạo.
(3): Tên tổ chức hoặc cá nhân đề nghị lập đường ngang.
(4), (5): Bổ sung thêm những điểm chưa có hoặc cần nói rõ thêm trong đơn.
(6): Đường sắt thẳng hay cong (R?, hướng rẽ).
(7): Độ dốc (‰) đường sắt, hướng dốc lên hay xuống tính theo lý trình tiến.
(8): Chiều rộng nền đường sắt, đắp, đào hoặc không đào đắp, độ cao đắp hoặc đào.
(9): Chiều dài đoạn thẳng của đường bộ từ đường ngang ra mối phía? Đoạn tiếp theo?
(10): Độ dốc (%) đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía, dốc lên hay xuống kể từ đường ngang ra.
(11): Chiều rộng nền đường bộ, mặt đường bộ, mặt lát? nền đắp hay đào? độ cao?
(12): Góc giao cắt tính đến (độ)?
(13): Tầm nhìn lái xe phụ thuộc cấp đường bộ, theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005, nêu rõ đứng ở từng bên đường ngang nhìn về hai phía đường sắt.
(14): Người lái tàu có thể nhìn thấy đường ngang từ điểm cách xa đường ngang bao nhiêu mét về phía góc lý trình và phía đối diện.
(15): Nếu có cầu, hầm, ghi, ga gần đó thì nêu khoảng cách từ đường ngang tới đó và ở về phía gốc lý trình hay đối diện.
(16): Nói rõ vị trí dự kiến xây dựng đường ngang vi phạm điều .., khoản .. trong Thông tư “Quy định về đường ngang” hiện hành.
(17): Nêu lý do phải xây dựng đường ngang tại vị trí này (Tại sao phải xây dựng giao cắt bằng mà không làm đường gom, hầm chui hay cầu vượt).
(18): Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho đường ngang này.
(19): Bổ sung thêm những nhận xét khác ngoài những điểm trên. Ước tính kinh phí để giải quyết tầm nhìn cần phải đào, phát, chặt cây, giải phóng mặt bằng ....
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP Số: ............/......... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày .... tháng .... năm .......
|
- Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”;
- Xét đơn đề nghị số ....... ngày .. tháng ... năm của ................... về việc thành lập (hoặc cải tạo, nâng cấp ...) đường ngang km......, tuyến đường sắt .......................,
Điều 1. Cho phép ............... được thành lập (hoặc cải tạo, nâng cấp, ...) đường ngang giao cắt giữa đường bộ ........ với đường sắt tuyến ......., tại km...... với nội dung sau:
1. Cấp đường ngang: ..................., loại hình phòng vệ ................
2. Các yếu tố kỹ thuật chủ yếu của đường ngang:
- Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ: .....
- Chiều rộng mặt đường ngang: ......... m.
- Đường sắt tại vị trí giao cắt:
+ Bình diện: .........................;
+ Trắc dọc: .........................
- Cấu tạo kiến trúc tầng trên: ............
- Trắc dọc đường bộ tại vị trí giao cắt: ......................
- Kiểu chắn (nếu có) ...............
- Hệ thống Thông tin, Tín hiệu đường ngang (nếu có) ..........
- Hệ thống hàng rào, cọc tiêu, biển báo, vạch kẻ đường trên đường bộ, ......
- Hệ thống thoát nước: ....................
- Nhà gác chắn (nếu có):.........
- Các vấn đề khác: .....................
Điều 2. Kinh phí khảo sát - thiết kế, giải phóng mặt bằng (nếu có), xây dựng (hoặc cải tạo, nâng cấp, ...) đường ngang và trang thiết bị ban đầu quy định tại Điều 1 của Quyết định này do ............ chi trả.
- Kinh phí tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì hàng năm do ...... chi trả.
- Hồ sơ thiết kế đường ngang và các hạng mục nêu tại Điều 1 của quyết định này phải do đơn vị tư vấn có đủ năng lực và tư cách pháp nhân lập, được thẩm định và phê duyệt theo quy định hiện hành.
Điều 3. Sau khi hoàn thành việc thi công toàn bộ các hạng mục công trình, thiết bị đường ngang, Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình, thành phần nghiệm thu theo quy định tại Điều 54 của Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”.
Điều 4. Hiệu lực của quyết định
Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn ...... ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Nơi nhận: -; -; Lưu: ...... |
Thủ trưởng cơ quan cấp phép
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ LẬP ĐƯỜNG NGANG ............................... Số ...../......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày ..... tháng .... năm .....
|
Kính gửi: ....................................................
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép lập đường ngang:
...................................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà:............... Đường (Xóm)....... Phường (Xã)........
Quận (Huyện)...................Tỉnh, Thành phố:...........................................
- Số điện thoại:............................ Fax .....................................................
2. Đường ngang đề nghị gia hạn:
Đường ngang thuộc tuyến đường sắt ............ tại km ......... + ......... (lý trình đường sắt); giao cắt với tuyến đường bộ..............., cấp ..........., tại km ......... + ........... (lý trình đường bộ).
Đã được ............. cho phép thành lập (hoặc nâng cấp, cải tạo) theo Quyết định số .... ..../............. ngày ... tháng ... năm ......
3. Lý do đề nghị gia hạn giấy phép thành lập (hoặc nâng cấp, cải tạo) đường ngang: (Nêu rõ lý do phải đề nghị gia hạn giấy phép thành lập hoặc nâng cấp, cải tạo đường ngang)
4. Các văn bản pháp lý liên quan kèm theo: (Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép thành lập hoặc nâng cấp, cải tạo đường ngang đã được cấp; Quyết định điều chỉnh thiết kế, bản vẽ thiết kế điều chỉnh ...)
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (hoặc cá nhân) đề nghị gia hạn lập đường ngang (Ký, ghi họ tên, đóng dấu) |
Phụ lục 15
Mẫu Quyết định gia hạn thành lập, nâng cấp, cải tạo đường ngang
(Kèm theo Thông tư số 33/2012/TT – BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP Số: ............/......... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày ... tháng... năm .......
|
- Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đường ngang”;
- Xét đơn đề nghị số ....... ngày ... tháng ... năm .... của ................... về việc gia hạn thành lập (hoặc cải tạo, nâng cấp ...) đường ngang tại km......, tuyến đường sắt .......................,
Điều 1. Đồng ý gia hạn giấy phép thành lập (hoặc nâng cấp, cải tạo) đường ngang giao cắt giữa tuyến đường bộ ......... với đường sắt tuyến ................. tại km ........ theo Quyết định số ..../.... ngày ... tháng ... năm ... của ..........................................
Điều 2. Giữ nguyên toàn bộ các nội dung khác (hoặc thay đổi khoản .., điều ...) tại Quyết định số ..../.... ngày ... tháng ... năm ..... của ............. về việc thành lập (hoặc nâng cấp, cải tạo) đường ngang tại km ......, tuyến đường sắt ...................
Điều 3. Hiệu lực của quyết định
Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn ...... ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Nơi nhận: -; -; Lưu: ...... |
Thủ trưởng cơ quan cấp phép
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Cấp đường ngang | KHI CÓ MỘT TRONG CÁC TIÊU CHUẨN SAU ĐÂY | ||
Đường sắt chính giao với | Đường sắt chuyên dùng giao với | Tích số tàu xe (không kể đường sắt chính hay đường sắt chuyên dùng) | |
I |
- Đường bộ cấp I hoặc cấp II hoặc cấp III. - Đường phố có tàu điện, ô tô điện, ô tô buýt chạy thường xuyên. |
- | Trên 20.000 |
II |
- Đường bộ cấp IV hoặc cấp V hoặc cấp VI. - Đường phố thường. |
- | Trên 5.000 |
III | - Đường bộ các cấp còn lại. |
- Đường bộ các cấp. - Đường phố các loại |
Dưới tiêu chuẩn cấp II |
Ghi chú:
Tích số tàu xe là số nhân của đoàn tàu với số xe qua đường ngang trong một ngày đêm cao nhất:
A = Nt x Nx
Trong đó:
A : là tích số tàu xe;
Nt: là số đoàn tàu qua đường ngang trong một ngày đêm, theo số liệu của biểu đồ chạy tàu hoặc theo dự kiến kế hoạch khi thiết kế tuyến đường;
Nx: là số xe con quy đổi qua đường ngang trong một ngày đêm theo thống kê thực tế hoặc số liệu kế hoạch. Hệ số q