Dự án: “Hệ thống Thông tin tín hiệu Hà Nội - Vinh, tuyến ĐSTN”.

1. Mục tiêu đầu t­ư xây dựng

  • Thay thế hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt có công nghệ lạc hậu, chắp vá hiện đang khai thác trên khu đoạn Hà Nội - Vinh bằng hệ thống TTTH mới có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao năng lực và chất lượng vận tải, góp phần đảm bảo an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu và hội nhập với đường sắt các nước trong khu vực. 
  • Đảm bảo sự đồng bộ và phát huy hiệu quả tối đa với các hạng mục thông tin tín hiệu đã được đầu tư trong giai đoạn I của dự án này; đảm bảo điều kiện kết nối đồng bộ với hệ thống thông tin tín hiệu được đầu tư trong các dự án khác.    

2. Nội dung, quy mô đầu tư­

2.1. Hệ thống thông tin:

  • Xây dựng hệ thống thông tin các ga tuyến nhánh để đồng bộ với các ga trên tuyến chính: Sử dụng thiết bị SDH có tốc độ truyền dẫn STM-1 có thể nâng cấp lên STM-4, thiết bị tách ghép kênh D&I; Hệ thống điện thoại chuyên dụng kỹ thuật số;
  • Xây dựng mạch vòng bảo vệ (Ring) tại 2 điểm Vinh và Hà Nội;
  • Xây dựng mạch vòng cho đường truyền dẫn tín hiệu;
  • Kết nối với mạng thông tin bưu điện (VNPT) tại 5 điểm Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Cầu Giát, Vinh bằng đường trung kế liên tổng đài;
  • Xây dựng hệ thống truyền số liệu.

2.2.        Hệ thống tín hiệu:

  • Xây dựng thiết bị điện khí tập trung liên khóa vi xử lý cho 31 ga: Hà Nội, Giáp Bát, Thường Tín, Chợ Tía, Phú Xuyên, Đồng Văn, Bình Lục, Cầu Họ, Đặng Xá, Nam Định, Trình Xuyên, Núi Gôi, Cát Đằng, Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long, Văn Trai, Khoa Trường, Trường Lâm, Hoàng Mai, Cầu Giát, Yên Lý, Chợ Sy, Mỹ Lý, Quán Hành.
  • Xây dựng thiết bị đóng đường khu gian máy đếm trục cho 34 ga (bao gồm 31 ga nêu trên + 3 ga Văn Điển, Bỉm Sơn, Bỉm Sơn công nghiệp).
  • Xây dựng hệ thống điều độ tập trung (CTC) khu đoạn Hà Nội-Vinh.

2.3.        Công trình đồng bộ và đào tạo:

  • Nhà trạm: Nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới các phòng đặt thiết bị và phòng máy nổ tại các ga, trung tâm đáp ứng yêu cầu cho hệ thống thiết bị mới.
  • Nguồn điện cung cấp cho thiết bị: Nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới tuyến đường trục cấp điện lưới và nguồn điện dự phòng tại các ga, trung tâm để đảm bảo nguồn điện ổn định cho hệ thống thiết bị mới;
  • Cơ sở duy tu bảo dưỡng: Trang bị các thiết bị duy tu, bảo dưỡng cho các trạm kiểm tu bảo dưỡng thiết bị tại Hà Nội và Vinh, tại các trung tâm Nam Định và Cầu Giát.
  • Kết cấu tầng trên đường sắt: Chỉnh tu đường, ghi để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phù hợp với việc lắp đặt thiết bị mới, cải tạo hệ thống thoát nước tại các ga Hà Nội, Giáp Bát.
  • Đảm bảo môi trường an toàn cho thiết bị hoạt động.
  • Đào tạo: Trang bị hệ thống thiết bị mô phỏng tại trường Trung học nghiệp vụ đường sắt phục vụ công tác đào tạo. Đào tạo cho cán bộ kỹ thuật về thiết kế, giám sát, thi công, bảo dưỡng và cán bộ vận hành khai thác thiết bị mới.

3. Công nghệ và giải pháp kỹ thuật

3.1.        Hệ thống thông tin:

  • Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống và thiết bị thông tin được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật của giai đoạn I.
  • Hệ thống truyền dẫn:
  • Cáp quang: Cáp quang đơn mốt tiêu chuẩn G652 (ITU-T) và tiêu chuẩn NFC93-842 (tiêu chuẩn về sợi cáp);
  • Công nghệ truyền dẫn: SDH
  • Đặc tính kết nối quang: 1150 nm ≤ lc ≤ 1280 nm.

 

Nhánh STM-1

Nhánh STM-4

Tốc độ

155,52 Mbps

622.080 Mbps

Sợi

Đơn mốt (9/125)

Đơm mốt (9/125)

Bước sóng cửa sổ quang

1550nm

1550nm

Đấu nối

SC-APC

SC-APC

Độ tán sắc cực đại

2400 ps/nm.km

2400 ps/nm.km

Độ tán sắc

≤ 19ps/nm.km

≤ 19ps/nm.km

Độ suy hao cực đại

28 dB

28 dB

Giám sát Laser

Giám sát quang học

  • Đặc tính của các nhánh:

 

2Mbps

Tốc độ

2,048Mbps

Truy nhập

G703 ITUT-T Rec

HDB3

Trở kháng

120 Ω (đối xứng)

  • Thiết bị: Tuân theo các khuyến nghị ITUT-T G781 và ITUT-T G783
  • Hệ thống điều khiển: Tuân theo các khuyến nghị ITU-T G774
  • Đặc tính cơ khí: Các giá và ngăn máy sẽ được thiết kế tuân thủ theo các đặc tính cơ khí ETSI ETS 300 119-3 và 4.
  • Hệ thống thông tin chuyên dụng: Các giao diện phải phù hợp khuyến nghị của ITU-T:
  • Các khuyến nghị V24, V10, V28 và V11.
  • Các kết nối không đồng bộ: đến 19,2kbps.
  • Các kết nối đồng bộ: đến 64kbps.
  • IP 555 của IEC 529 đối với bàn điều khiển và các máy điện thoại.

Giải pháp thiết kế chủ yếu:

  • Hệ thống thông tin của các ga tuyến nhánh:
  • Xây dựng mới tuyến cáp quang nối đường cáp quang giai đoạn I tới phòng máy thông tin các ga tuyến nhánh Phủ Lý-Bút Sơn, Bỉm Sơn-Bỉm Sơn công nghiệp, Cầu Giát- Nghĩa Đàn;
  • Lắp đặt thiết bị SDH có tốc độ truyền dẫn STM-1, có khả năng nâng cấp lên STM-4 và thiết bị tách ghép kênh (D&I);
  • Xây dựng mạng cáp đồng nội hạt và chuyên dụng;
  • Lắp đặt thiết bị thông tin điều độ nhà ga sử dụng kỹ thuật số;
  • Lắp đặt đồng hồ đồng bộ thời gian thực;
  • Lắp đặt nguồn dự phòng và thiết bị an toàn (chống sét, tiếp đất, điều hòa...);
  • Ghép nối và phân bổ tín hiệu đồng bộ giữa tuyến trục và tuyến nhánh.
  • Mạch vòng bảo vệ (RING):
  • Xây dựng mới tuyến cáp quang tại Hà Nội và Vinh để kết nối với mạng thông tin quân đội là mạng thông tin vu hồi của mạng thông tin đường sắt đoạn Hà Nội-Vinh;
  • Tại Hà Nội và Vinh: Lắp đặt 02 cặp thiết bị SDH (1 đầu phía đường sắt và 1 đầu phía quân đội) có tốc độ truyền dẫn STM-1, có khả năng nâng cấp lên STM-4 và nguồn điện dự phòng.
  • Kết nối với mạng thông tin bưu điện (VNPT): Kết nối bằng các đường trung kế liên tổng đài, đồng thời vẫn sử dụng trung kế CO cho nhu cầu trước mắt.

   3.2.     Hệ thống tín hiệu:

Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống và thiết bị tín hiệu được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật của giai đoạn I.

  • Thiết bị đóng đường khu gian:
  • Hệ thống thiết bị đóng đường khu gian dùng máy đếm trục;
  • Đường truyền sử dụng cáp quang;
  • Hệ thống kết nối phối hợp hệ thống liên khóa tập trung điện khí trong ga.
  • Thiết bị liên khóa:
  • Sử dụng phương thức liên khóa tập trung điện khí (tự động hóa về quay ghi, kiểm tra phát hiện đoàn tàu và tập trung điều khiển) liên khóa khống chế vi xử lý;
  • Hệ thống kiểm tra sự thanh thoát của các khu đoạn ray sử dụng thiết bị đếm trục.
  • Tín hiệu: Sử dụng hệ thống tín hiệu đen màu kiểu thấu kính.
  • Hệ thống điều độ tập trung (CTC)
  • Hệ thống điều độ tập trung (CTC) để giám sát và khống chế tập trung quá trình điều hành vận tải, trạng thái vận hành hệ thống thiết bị tín hiệu tại các ga cũng như giải quyết các trở ngại kịp thời, chính xác.
  • Tại các ga: Lắp đặt thiết bị điều khiển tín hiệu (máy con) để tập hợp vị trí và trạng thái của các thiết bị tín hiệu, tình trạng chạy tàu và các tin tức cảnh báo;
  • Tại trung tâm điều độ Hà Nội: Lắp đặt hệ thống xử lý dữ liệu (máy chủ) và bảng biểu thị chạy tàu để kịp thời thu nhận, lưu trữ, hiển thị các tin tức chạy tàu của các ga trong phạm vi khu đoạn điều độ.

  5.3.      Công trình đồng bộ:

  • Nhà trạm:

Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các phòng đặt thiết bị thông tin, tín hiệu, phòng trực, phòng quản lý điều hành khai thác,...để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và diện tích.

  • Nguồn điện cung cấp cho thiết bị:
  • Nguồn điện lưới:

Các ga lớn trong phạm vi của dự án này đã có trạm biến thế riêng: Hà Nội, Giáp Bát, Nam Định, Ninh Bình, Cầu Giát, Quán Hành...sử dụng nguồn điện hạ thế sẵn có tại các ga này.

Các ga, trạm thông tin chưa có trạm biến thế riêng được đầu tư một trạm biến thế 3 pha có dung lượng từ 50KVA đến 100KVA (bao gồm cả việc xây dựng mới đường dây trung thế từ lưới điện trung thế quốc gia đến các trạm biến thế mới này và đường cáp điện hạ thế từ trạm biến thế đến phòng đặt thiết bị thông tin tín hiệu).

  • Nguồn điện dự phòng:

Trang bị tại mỗi ga, trạm, trung tâm TTTH, trung tâm điều độ 01 máy phát điện dự phòng có công suất từ 5KVA đến 20KVA, UPS, ắc quy axit kín khí.

  • Kết cấu kiến trúc tầng trên đường sắt:

Cải tạo kiến trúc tầng trên đường sắt (đường, ghi...) để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho lắp đặt thiết bị tín hiệu mới và cải tạo hệ thống thoát nước tại các ga Hà Nội và Giáp Bát.

  • Cơ sở duy tu bảo dưỡng:

Trang bị các thiết bị phục vụ việc duy tu, bảo dưỡng cho các trạm kiểm tu bảo dưỡng thiết bị thuộc công ty TTTH Hà Nội, công ty TTTH Vinh và tại các trung tâm thông tin Nam Định, Cầu Giát.

  • Môi trường an toàn cho các thiết bị hoạt động
  • Môi trường làm việc cho thiết bị:

Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về môi trường, khí hậu và tăng tuổi thọ cho các thiết bị, trang bị tại các phòng đặt thiết bị điều hòa không khi, máy hút bụi, quạt thông gió...

  • Phòng chống cháy nổ:

Trang bị phương tiện phòng chống cháy nổ (bình cứu hỏa) để ngăn ngừa và khắc phục sự cố khi có hỏa hoạn.

  • Chống sét:
  • Chống sét trực tiếp:

Để đảm bảo tính mạng con người và thiết bị khỏi những hiểm họa do sét đánh trực tiếp, trang bị hệ thống chống sét trực tiếp sử dụng công nghệ mới: kim thu sét sớm, cáp thoát sét và thiết bị đếm sét.

  • Chống sét lan truyền:

Chống sét lan truyền trên đường cấp nguồn: Sử dụng thiết bị cắt sét và thiết bị lọc sét đường nguồn;

Chống sét lan truyền trên đường truyền tín hiệu: Trang bị thiết bị lọc sét trên đường cáp truyền tín hiệu thoại, số liệu...

  • Tiếp đất:
  • Thông tin:

Áp dụng chỉ tiêu tiếp đất tốt nhất giữa tiêu chuẩn của Bộ Bưu chính-Viễn thông đã ban hành và tiêu chuẩn do nhà thầu cung cấp thiết bị đưa ra.

  • Tín hiệu:

Áp dụng theo các tiêu chuẩn đã thực hiện trong dự án giai đoạn 1 do nhà thầu cung cấp thiết bị đưa ra. Điện trở tiếp đất chống sét ≤ 5Ω.

  • Đào tạo:
  • Đây là dự án sử dụng công nghệ mới, hiện đại: Để đáp ứng các yêu cầu và đạt hiệu quả cao nhất của dự án, tiến hành đào tạo các đối tượng liên quan đến dự án cụ thể là: cán bộ kỹ thuật về thiết kế, giám sát, thi công, cán bộ, công nhân kỹ thuật, quản lý bảo dưỡng và vận hành khai thác thiết bị mới thuộc khối quản lý kết cấu hạ tầng và khối vận tải.
  • Trang bị hệ thống thiết bị mô phỏng tại trường Trung học đường sắt phục vụ cho công tác đào tạo lâu dài.

 

Ảnh: