Tính toán và mô phỏng giãn cách chạy tàu cho đường sắt đô thị

Giãn cách thời gian chạy tàu là một thông số quan trọng để điều khiển chạy tàu, đặc biệt đối với hệ thống đường sắt đô thị, nó ảnh hưởng chính đến an toàn và năng lực chạy tàu trên tuyến.

Bài báo đưa ra phương pháp tính toán giãn cách chạy tàu thông qua việc so sánh giữa các phương thức đóng đường: đóng đường cố định (FB-Fixed block), đóng đường cận di động (QB-Quasi moving block), và đóng đường di động (MB-Moving block).

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong phương thức vận tải đường sắt đô thị hiện đại, sự vận hành của đoàn tàu có thể được điều khiển dựa trên giãn cách thời gian thông qua hệ thống điều khiển tín hiệu đóng đường tự động (đã có ở phương thức vận tải đường sắt truyền thống). Việc tính toán giãn cách chạy tàu chính xác để đánh giá được khả năng của hệ thống tín hiệu là rất quan trọng. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng hầu hết các nghiên cứu là cho đường sắt truyền thống nói chung, mô hình và các kết luận của các nghiên cứu đó không thích hợp cho đường sắt đô thị (đặc biệt là các tuyến đi ngầm). Giãn cách thời gian giữa các đoàn tàu được xác định bằng thời gian cần thiết cho một đoàn tàu phía sau đi hết quãng đường từ chính nó tới đoàn tàu phía trước thông qua hệ thống tín hiệu, công suất của động cơ, khả năng hãm, khoảng cách hãm, chiều dài của đoàn tàu, thời gian dừng, v.v. Hệ thống tín hiệu càng hiện đại thì giãn cách thời gian sẽ có khả năng nhỏ hơn, chính xác hơn. Sau khi phân tích hệ thống khống chế tốc độ của đường sắt đô thị, nghiên cứu sự vận hành của các đoàn tàu chạy kế tiếp, sẽ xây dựng mô hình của giãn cách thời gian và các phương pháp tính toán dựa trên các hệ thống tín hiệu khác nhau.

II. NỘI DUNG

Sự khác nhau về đặc tính giãn cách theo thời gian của các hệ thống khống chế tốc độ chạy tàu.

Nội dung chi tiết xem file đính kèm.

Danh mục: 
Ảnh: