Giới thiệu chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa giao thông

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:

¨        Mục tiêu: Đào tạo kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, khai thác, quản lý các hệ thống điều khiển, các hệ thống thông tin tín hiệu trong giao thông

¨        Đào tạo hệ đại học tập trung chính quy theo hệ thống tín chỉ, thời gian 4,5 năm

¨        Trình độ chuyên môn sau khi tốt nghiệp:

·       Cơ bản về kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử

·       Kiến thức nền tảng về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

·       Chuyên sâu về kỹ thuật điều khiển giao thông, các hệ thống điều khiển giao thông

¨        Sau khi tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư “Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa”, chuyên sâu về Hệ thống điều khiển  giao thông

¨        Khả năng nâng cao trình độ chuyên môn qua khóa học Sau đại học tại trường ĐH GTVT, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước

KHẢ NĂNG CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP:

¨        Các công việc thuộc lĩnh vực điện – điện tử, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

¨        Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt, Cục Đường bộ, các Ban Quản lý dự án, các Sở Giao thông, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

¨        Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong công nghiệp và giao thông vận tải

¨        Các doanh nghiệp quản lý, khai thác và xây dựng các hệ thống điều khiển giao thông, các trung tâm điều khiển giao thông

¨        Các cơ quan tư vấn thiết kế  và chuyển giao công nghệ

¨        Các Viện nghiên cứu về GTVT, trung tâm Khoa học Công nghệ, các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề

 

 

NHU CẦU XÃ HỘI HIỆN TẠI:

¨        Xây dựng, quản lý, khai thác các hệ thống tự động

¨        Xây dựng, quản lý, khai thác các hệ thống điều khiển giao thông

¨        Xây dựng đường sắt, đường bộ cao tốc

¨        Công việc cần ngay về xây dựng, quản lý và khai thác:

¨        Các tuyến đường sắt đô thị

¨        Hệ thống giao thông thông minh

SƠ LƯỢC VỀ BỘ MÔN:

¨        Đào tạo đại học từ năm 1968, là một trong những Bộ môn truyền thống của trường đại học Giao thông vận tải

¨        Là địa chỉ duy nhất trong cả nước đào tạo các chuyên ngành:

·       Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa giao thông

·       Thông tin tín hiệu

·       Tín hiệu đường sắt

¨        Gồm 07 giảng viên: 01 Phó giáo sư – Tiến sỹ, 02 Tiến sỹ, 04 Thạc sỹ

¨        Cơ sở vật chất: 01 phòng làm việc và 01 phòng thí nghiệm

¨        Phối hợp với trung tâm Nghiên cứu Viễn thông – Tín hiệu – Điện (CTTE) và các đơn vị ngoài trường trong nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ, thực hiện các dự án